Trước khi lựa chọn giống cá cảnh để nuôi, hầu như ai cũng có thắc mắc lớn là không hiểu thức ăn cho cá mà mình nuôi sẽ là gì? Nên nuôi chúng như thế nào? Cùng tìm hiểu một số loại thức ăn cho cá thường gặp nhé!
Cá cảnh có thể ăn được nhiều loại thức ăn đa dạng
Cá cảnh có rất nhiều loại, do đó thức ăn cho cá cũng rất đa dạng. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được thức ăn cho nó nằm trong khả năng của mình. Một điều may mắn là khi sống ở môi trường thiên nhiên, phần lớn cá đều có thói quen ăn tạp để sinh tồn.
Vì thế, cá nuôi trong chai thủy tinh, bể cá vẫn sống tốt nhờ nguồn thức ăn mà bạn có khả năng cung cấp cho chúng, chẳng hạn như lăng quăng, trùn chỉ, cám cho cá,... Có thể thời gian đầu cá sẽ không quen nhưng với thức ăn mới do chưa hợp khẩu vị nên sẽ ăn ít lại và quen dần. Tuy nhiên, nếu thức ăn dành cho chúng không thích hợp thì bạn cần phải thay đổi kịp thời để cá khỏi bị mất sức và bị bệnh tật tấn công.
Trong đời sống hoang dã, cá cảnh chỉ sống với thức ăn có sẵn trong môi trường của chúng. Tùy theo môi trường và mật độ sinh sống của cá mà thức ăn cho cá có nhiều loại. Mỗi một giống cá thường ưa thích một vài loại thức ăn nào đó và khi đói chúng sẽ đi tìm thức ăn ấy để ăn. Thức ăn cho cá được chia thành 2 loại như sau:
- Thức ăn thực vật
Tại các ao hồ, sông suối thường có nhiều loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây, bèo tấm,... Loại thức ăn này có loại cá ăn nhiều, có loại cá ăn ít nhưng chắc chắn rằng cá nào cũng có thể ăn được. Vì thế, khi nuôi cá bạn có thể cung cấp các loại thức ăn như bèo tấm, xà lách, rau muống,... cho cá có đa dạng nguồn thức ăn.
Thức ăn động vật như trùn chỉ là nguồn dinh dưỡng dồi dào dành cho cá cảnh
- Thức ăn động vật
Hầu hết các loại cá cảnh đều có thức ăn chính từ động vật. Thức ăn động vật luôn có trong môi trường sống tự nhiên của cá như bọ gậy, bo bo, giun chỉ, tôm tép,...
+ Trứng nước (Hồng trần, thủy trần)
Là loại sinh vật rất nhỏ, sống ở nơi ao tù nước đọng bẩn thỉu. Chúng có khả năng sinh sản nhanh nên những ai hồ có trứng luôn luôn dày đặc những mảng màu đỏ. Bạn có thể bắt loại này vào sáng sớm bằng loại vợt vải nylon để vớt chúng vào sáng sớm.
Sau khi vớt trứng nước làm thức ăn cho cá, bạn cần phải ngâm chúng trong thau nước sạch khoảng vài giờ cho lắng hết những chất dơ, sau đó vớt ra cho vào một thau nước sạch để rửa sạch lần nữa rồi mới vớt cho cá ăn.
+ Lăng quăng
Lăng quăng là ấu trùng của muỗi, sinh sôi nảy nở nhiều ở các thùng, bình chứa nước hoặc ở các ao hồ mương rãnh. Giống như trứng nước, lăng quăng sinh sôi rất nhiều, thích tụ tập nổi lên từng đám dày đặc trên mặt nước.
Nếu bạn muốn bắt chúng phải dùng vợt bằng vải mùng, nhanh tay vớt phần mặt nếu không chúng sẽ chìm ngay xuống đáy nước. Lăng quăng sau khi vớt về cũng cần phải xả nước sạch bằng cách ngâm chúng trong thau nước rồi mới vớt lên cho cá ăn.
+ Trùn chỉ
Trùn chỉ còn được gọi là trùn đỏ do thân mình nhỏ như sợi chỉ, ngắn 3 -4cm, có màu đỏ hồng đậm. Trùn chỉ sống thành từng đám tại những nơi có dòng chảy mạnh như cống, đáy sống và ở những nơi ao tù nước đọng.
Thức ăn chính của trùn chỉ là những chất hữu cơ thối rữa tản mạn trong lớp bùn đất như xác động vật,... nên cần phải làm sạch chúng trước khi làm thức ăn cho cá.
Trên đây là một số chia sẻ về thức ăn cho cá, hy vọng giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để lựa chọn loại cá và thức ăn thích hợp.
Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy gọi hotline: 0972 357 977 để được tư vấn tận tình.