Trùn chỉ là loại động vật thường được sử dụng trong nuôi cá cảnh. Bên cạnh đó, trong đất còn có hai loại trùn khác là trùn cỏ và trùn quế. Cùng tìm hiểu để phân biệt trùn quế, trùn cỏ và trùn chỉ nhé!
Trùn chỉ là món ăn yêu thích của các loài cá
Trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri) là một trong những loại giun ít tơ, được phân bố với mật độ cao ở nền đáy các thủy vực nước ngọt, sử dụng các chất hữu cơ lắng đọng làm thức ăn. Do đó, trùn chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy hợp chất hữu cơ và giảm ô nhiễm môi trường.
Trùn chỉ có nhiều kẻ thù trong tự nhiên vì đây là thức ăn ưa thích của những loài cá ăn đáy, côn trùng và tôm càng xanh. Ngoài ra. trùn chỉ cũng bị ăn bởi gia cầm như vịt.
Hiện nay, nhiều trại sản xuất giống cá nước ngọt thường sử dụng trùn chỉ làm thức ăn cho cá giống giai đoạn cá bột lên cá hương, thậm chí cả giai đoạn cá hương lên cá giống nhằm tăng tỷ lệ sống cũng như chất lượng của cá giống.
Theo nhiều nghiên cứu, trùn chỉ có giá trị dinh dưỡng cao (5575 cal/g trọng lượng khô). Đặc biệt, trùn chỉ có kích thước cơ thể nhỏ (trùn chỉ trưởng thành chỉ dài 5cm, đường kính cơ thể chỉ vài mm), vừa với miệng cá bột của nhiều loài cá, ấu trùng của giáp xác (cua đồng, tôm càng xanh). Không những thế, thành cơ thể của trùn chỉ mỏng, không có vỏ ngoài bảo vệ nên được xem là con mồi dễ tiêu hóa.
Trùn quế hay còn được gọi là giun đỏ, giun quế (Perionyx excavatus) là một loại giun đất được nuôi phổ biến nhất hiện nay trên thị trường. Ngoài việc để cung cấp phân bón dinh dưỡng cho đất và cây trồng, trùn quế còn được dùng để sản xuất dịch trùn quế, bột đạm cho chăn nuôi.
Lựa chọn trùn thích hợp khi nuôi cá cảnh là yếu tố quan trọng để cá phát triển
Trùn quế nhỏ, có chiều dài khoảng 10 - 15cm, thân hơi dẹt, đường kính thân 0.1 - 0.2cm, màu đỏ hồng chuyển dần sang đỏ mạn từ đầu tới thân sau. Trùn quế sống chủ yếu trong đất, sâu khoảng 15 - 35cm bên dưới lớp đất mặt.
Nhiệt độ sinh sống của trùn quế khoảng từ 20 - 27cm, độ ẩm phù hợp là 60 - 70%. Bên cạnh đó, giun quế thích sống ở trong môi trường ẩm ướt và có độ PH ổn định (khoảng 7 - 7.5).
Trùn quế có khả năng chịu được phổ PH khá rộng từ 4 - 9, nếu PH quá thấp thì chúng sẽ bỏ đi. Trùn quế có nguồn gốc từ dãy núi Himalaya, loại này thích hợp làm phân trùn quế ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Trùn quế thuộc nhóm trùn ăn phân, người ta sẽ cung cấp phân trâu, phân bò, phân lợn, phân dê,... khi nuôi chúng. Phân trùn quế thường được dùng để kích thích nảy mầm, ra rễ và điều hòa dinh dưỡng cho đất, bón cây và nuôi thủy sản.
Trùn cỏ là tên gọi chung của những sinh vật nguyên sinh hiện diện ở hầu hết các vực nước như ao, hồ, sông và biển. Loài đặc thù của sinh vật này chính là trùn đế giày, cũng có tên gọi là trùn cỏ hoặc thảo trùn.
Các loại trùn cỏ có kích thước nhỏ (khoảng dưới 200 micromet), đây là thức ăn quan trọng cho cá bột mới nở trong tự nhiên, là thức ăn thích hợp nhất đối với những loại cá bột có kích thước nhỏ.
Ở ngoài tự nhiên, trùn cỏ hiện diện và tập trung nhiều ở ven bờ ao hồ, kênh rạch, cống rãnh và ruộng lúa. Chúng cũng xuất hiện ở các hòn non bộ, chậu cảnh qua nguồn thực vật thủy sinh hoặc thức ăn mang vào đó.
Qua những chia sẻ về 3 loại trùn phổ biến, hy vọng bạn có thể phân biệt được trùn chỉ, trùn quế và trùn cỏ để sử dụng cho thích hợp.
Nếu bạn cần được hỗ trợ thêm, hãy gọi hotline: 0972 357 977 để được tư vấn tận tình.